SÁNG CHỦ NHẬT Ở ĐẠI LẢI
Tạp văn của Hồ Tĩnh Tâm
5g00 sáng.
Tôi đang ngồi viết say sưa trong phòng D4 thì điện đèn tắt phụt. Người đàn bà mà tôi bịa ra là người tình, vậy là đứt hứng. Buồn tình, tôi thả bộ tà tà xuống hồ Đại Lải. Có tiếng sủa ông ổng. Rồi con Vàng ở đâu hiện ra. Nó là con chó tôi đã kịp quen vào chiều 30 tháng 6, khi tôi ném cho nó mẫu bánh mì kẹp thịt. Vậy đấy, chỉ tốn không đầy nghìn bạc, mà chó với người thân nhau.
Vàng rối rít vẫy đuôi, chạy đến hít hít hạ bộ của tôi, rồi ngoạm lấy ống quần tôi, kéo về hướng dãy nhà lá của khu du lịch, nơi neo đậu hai cái du thuyền, mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy trên ti vi. Lạ thật! Trên màn hình nó đẹp là thế, còn bây giờ đứng buồn thiu đón khách… thấy thảm. Nhưng thôi, cứ theo con vàng cái đã. Chả gì tôi với nó cũng là chỗ thân tình. Xa nhà, có người quen là mừng, đằng này lại quen được với con vàng, giống chó nòi Vĩnh Phúc thứ thiệt.
Trời ạ! Vàng khoe với tôi một ổ chó con, nằm trong góc khuất cái nhà lá bỏ không. Sáu con cả thảy. Con nào cũng màu vàng, cũng còn nhắm tít hai con mắt. Tất cả đều đang rúc đầu vào vú mẹ. Mẹ chúng lông đen, tai dựng, chỉ nhìn tôi một cái, rồi đập đập chùm lông đuôi xuống đất, áng chừng như muốn nói: Khách của Vàng hả? Cứ tự nhiên! Đằng này đang cho con bú.
Vàng ngẩng đầu nhìn tôi, hai chân trước cào cào xuống nền gạch. Tuồng như gả tự hào lắm. Tôi mất mười lăm năm mới được hai vịt giời. Còn Vàng, chỉ một lần đã lủ khủ sáu đứa con xinh đẹp. Tính theo giá cho con nòi Phú Quốc, mỗi con năm trăm ngàn, nếu nòi Vĩnh Phúc bớt đi còn ba trăm, vị chi vợ chồng Vàng đã có trong tay triệu tám. Nó khoe cũng phải. Mà nói thật, cũng chẳng biết Vàng khoe, hay Vàng mách tôi: xứ của Vàng, người ta chuộng món “hạ cờ Tây”, tới mức, giống nòi Vĩnh Phúc khôn là thế, trung thành là thế, mà hở anh chị khuyển nào lớn lên, cũng đem bán tất tật cho cánh… Thôi, vô duyên! Nghĩ bậy Vàng cười cho.
Đang ngắm nghía bầy kim khuyển thì cái samsung trong túi rung lên giần giật. Người “tình” thật sự của tôi gọi tới từ Hà Nội. “Ông tiến sĩ của anh đã về Thăng Long, làm quái gì đấy, ở tờ báo quái gì đấy. Số di động là 017.506102. Lão đang tá túc nhà em gái”.
À, cái gả Thiên Lôi đánh không chết. “người về cỏ mọc lối cà sa, nắng vẫn gầy khô dưới bí bầu”. Hắn viết câu thơ ấy trong bài thơ nào tôi không nhớ, chỉ nhớ hắn thích ăn cá rô ron, ăn cà bát chấm mắm tôm, ăn bầu dục chần nước sôi; rượu nốc như hủ chìm.
Có ai như hắn.
Hừng đông đi ăn phở, gọi cốc rượu đổ ngay vào tô phở. Gọi cốc nữa, ực một phát, rồi gọi thêm cho tôi và hắn mỗi người một cốc. Hắn nói là nạp điện. Hắn nạp điện buổi sáng năm cốc mới đủ khí. Bắn thêm điếu thuốc lào. Nuốt khói vào bụng. Ngửa mặt, dim mắt chừng nửa phút, mới thở hắt khói ra, nói: “Hôm nay đếch viết. Toàn chuyện nhạt phèo, phí chữ làm quái gì!”.
Tôi nghiệm ra rằng, mỗi khi hắn đã nói thế, thì ngày hôm đó không rượu cũng bia, dứt khoát không phải ngày chữ nghĩa. Như cái hôm nạp điện ấy, hắn kéo tôi ra chợ Láng Trung, mua một lúc hai cân ốc nhồi, một con cá chép hơn cân. Tất cả đều rinh về phòng Như Bình, hành người đẹp dùng nồi cơm điện luộc ốc, nấu lẩu cá cà chua. Chưa xong. Hắn còn rinh về dĩa chó luộc. Ngồi xệp xuống nền gạch, bắt đầu nốc tì tì từ trưa tới tối. Chữ nghĩa tất nhiên là không thể thòi ra được, chỉ thòi ra toàn chuyện tào lao.
Đầu tiên là chuyện bạn hắn vừa xong cái kịch bản phim truyện. “Mẹ nó! Thế mà cũng kịch bản. Mua gian bán lận. Tham ô tham nhũng. Tình địch tay ba tay tư. Giỏi sao không viết về cơ chế rậm rịt những khúc mắc, nhũng nhiễu. Tớ thì sổ toẹt vào thứ kịch bản vô hồn. Chữ nghĩa thánh hiền, không phải bạ đâu cũng phung phí bừa bãi. Mà sao thiên hạ ngày nay, ở đâu người ta cũng khoái khoe sang khoe giàu. Phim ảnh bởi vậy, rặt tương ra xe hơi, nhà lâu, chân dài, váy ngắn. Người mẫu thì đóng phim cái gì! Đi đứng, ăn nói còn không xong. Cứ vận bikini vào cho người ta chụp hình mà sống!”.
Hắn bắt đầu hằn học.
“Ly rượu ngày xưa rượu tình rượu nghĩa, ly rượu ngày nay đù má nó pha cồn”. Chẳng biết hắn học được cổ nhạc từ đâu, chỉ biết giọng ca nhừa nhựa của hắn, giả giọng Nam Bộ mắc cười. Vậy là đêm nay, hai giờ sáng, thế nào hắn cũng thức. Hắn thức với cuốn triết học cổ của Nigch, mà hắn vớ được ở chợ sách vỉa hè, trên bờ sông Tô Lịch. Sách chợ trời nhưng không hề rẻ chút nào. Gả trung niên để ria mép khôn thành thần. Cuốn sách cũ sì cũ sịch, gả hét tám mươi nghìn, tán tỉnh gãy lưỡi mới bợ được với giá năm chục. Hà Nội thiếu gì trường đại học, thiếu gì người đọc sách, nghiện sách. Hắn không mua thì cũng sẽ có người đến ẵm đi ngay. Nigch cơ mà! “Đến với đàn bà phải cầm ngọn roi”. Phần bàn về thơ, Nigch đã nói như thế. Có gì đâu mà hắn khen nức nở. Ca dao ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Dạy con dạy vợ đây là dạy bằng roi chứ còn gì. Nigch hơn thế nào được ông bà ta từ đời tằng tổ. Nhưng Nigch là người Đức, còn ông bà ta là người Việt. Hắn gân cổ cho rằng, triết lý phương Tây mà gần với phương Đông, thế mới tài. “Tài! Tài thật! Tiên sư ông Nigch!”.
Con bé hơn tuổi đang ngồi chơi con búp bê biết khóc, nghe hắn hét váng lên, “Tài! Tài thật!”, liền bò đến, cầm con búp bê nện lên đầu hắn nghe cái cốp. Hắn đưa tay xoa đầu, nơi nổi cục u to như hột mít, cười sằng sặc. “Nhím con xù lông, mày giống mẹ mày như đúc”. Như Bình đang ngồi viết trên giường, cúi xuống, nạt: “Nhím, hư nào!”. Liền đó lại cốp một tiếng. Anh bạn ngưỡng mộ Nigch của tôi lĩnh thêm một cú nện ra trò. “Ái chà! Cái con Nhím đáo để này, mày ghét tao hay ghét Nigch, hả?”. Con bé phá ra cười khoái chí. Chả gì nó cũng đã tương được lên đầu ông nhà thơ “cỏ mọc lối cà sa” hai đòn chí mạng.
Nhét cái samsung vào túi, vừa lên tới lưng chừng dốc, lại thấy nó rung lên giần giật. “Ông ra hồi nào? Sao không gọi? Xuống Hà Nội đi! Vừa kiếm được mấy con cà cuống. Ông xuống, tôi bảo con Bích mua bánh cuốn Thanh Trì, làm tiết canh ngan. Đừng có mà lười! Xuống ngay đi!”. Chưa kịp trả lời, gả si tình triết học Nigch, đã cúp máy cái cụp. “Tài! Tài thật! Tiên sư ông!”.
Tôi tìm lên phòng số 10 nhà lớn, hỏi xin anh Bắc Sơn ít giấy với hai cây bút bi, anh đang ngồi viết tiếp cuốn hai, tiểu thuyết “Cha con và luật đời”. Chỉ đống giấy và đống bút trên bàn, anh nói: “Lấy bao nhiêu thì lấy. Tha hồ cho ông viết cả mười lăm ngày thỏa sức”. Làm sao tôi có thể viết hết chừng ấy ngày. Tôi không xuống Hà Nội, gả si tình triết học, lại chẳng nện cho tôi một trận, theo kiểu con Nhím đã nện gả hay sao. Thơ của một ông thuộc bậc thầy về thơ, mà hắn còn dám chê là vè. Hắn nện thẳng một bài trên báo đàng hoàng. Hắn cũng đã nện tôi một đòn về truyện “Hun hút suối Giàng””, mà tôi viết cả tháng mới xong. “Ông đếch hiểu gì về Tây Bắc! Bỏ mười ngày theo tớ lên Hà Giang, tớ cho ông biết thế nào là suối Giàng. Không biết thì đừng có mà bịa. Bút sa gà chết. Tớ đã can mà ông còn liều mạng đăng càn trên báo!”. Thế. Thế làm sao tôi viết hết mười lăm ngày.
Ngẫm sự éo le sụp bẫy của mình, tôi phàn nàn với Bắc Sơn: “Nhà sáng tác Đại Lải ngon thiệt! Nhưng mà nản quá! Chẳng vi tính, chẳng dịch vụ. Muốn mua thứ gì cũng mười nghìn xe ôm đi, mười nghìn xe ôm về, cách năm cây số, tận dưới Xuân Hòa”. Bắc Sơn cười. “Thì ra sân tenif tám trăm triệu mà thư giãn, có điều phải mua cây vợt, mua banh lông, chứ ở đây họ chỉ có độc một cây vợt của tư. Còn cần gì cứ nhờ nhà bếp. Sáng nào chả có người đi chợ”. Lại nữa. Cái ông tối ngày chúi mũi viết văn này, ông có biết gì ngoài chữ nghĩa. Cái thú đi mua đồ là cái thú được đi chợ. Được ghé chỗ này chỗ nọ, được nghía qua nghía lại rửa con mắt. Gởi người ta thì còn nói làm gì. May mà ông tóc bạc vỗ vai tôi: “Xe anh đấy. Lấy mà đi. Lấy lúc nào cũng được”.
Tôi điện cho thằng bạn ở Vĩnh Phúc, rũ nó xuống Hà Nội. Anh ta từ chối thẳng thừng. “Chiều tôi đem rượu lên ông. Hà Nội thì hơn gì Đại Lải. Ở đây có núi này, có rừng này, có cả sự yên tĩnh này. Về Hà Nội hít khói xe à? Quên đi!”. Lại thế nữa. Anh bạn Việt Hùng của tôi cũng là chàng lãng tử, từng một người một “ngựa”, chu du một vòng Tây Bắc hơn hai nghìn cây số. Tôi quen anh ở Trại sáng tác Kiên Lương. Bấy giờ anh ta cũng phóng xe săn ảnh ào ào cả ngày. Đêm nào cũng về Trại lúc tám, chín giờ tối. Chẳng cần cơm nước gì, chỉ cần có chai rượu và dĩa mồi. Tất nhiên anh ta phải đập cửa phòng tôi, lôi tôi ra khỏi bàn viết. “Uống đi, tôi kể chuyện hôm nay cho mà nghe. Đáng lý ra ông phải mua bản quyền của tôi, đằng này tôi đãi ông, ông lãi quá còn gì”. Anh ta kéo tôi ngồi xuống bàn. “Chó Kiên Lương hiền bỏ mẹ! Hiền hơn cả bà Tiên, ông Bụt. Thấy người không thèm sủa, chỉ hí mắt nhìn một cái, rồi nằm im như phỗng. Phải chó quê tôi, lớ ngớ nó táp cho một miếng, coi chừng mất cả tháng trật mông để người ta tiêm thuốc”. Có lẽ anh ta nói phải. Nhớ năm nào cùng Pờ Sảo Mìn đi Phú Thọ, thăm nhà thơ Ngô Kim Đỉnh. Dưới chân cầu thang lên lầu kiểu tấm xếp, có xích con chó đen thùi lùi, to như con bê. Thấy người, dù chủ nhà đã nạt nằm im, nó vẫn chồm tới, sủa ầm ầm như sủa trộm. Nhà thơ Song Hảo đi giày da mõm dài, vậy mà qua lỗ hở tấm xếp, con chó vẫn táp lủng mũi giày. Thì ra chó cũng như người, cũng có hiền có dữ. Như con Vàng bên hồ Đại Lải. Chắc chiều phải xuống thăm bầy con của nó. Biết đâu đợt này mình lại thành công nhờ chó.
Nhớ chiều qua, sau bữa cơm, tôi với anh Hoàng Dân ngồi nán lại xem ti vi, lúc ra về, gặp con vện bô nằm nơi bậc thềm lên xuống. Thoắt một cái, nó vùng ngay dậy, nhe nanh gầm gừ. Chị bếp trưởng phải nạt, nó mới nhường lối cho mà đi. “Chó Nhà sáng tác chúng em ranh lắm. Ban đêm, ai ăn mặc đàng hoàng tươm tất thì không sao; ai ăn mặc lùi xùi, nhớn nha nhớn nhác thì coi chừng”. A, lại còn thế nữa. Chó cũng biết phân chia giai cấp, phân biệt hạng người. Nhưng… chẳng lẽ cứ ăn mặc tươm tất thì đàng hoàng, còn ăn mặc lùi xùi thì đầu trộm đuôi cướp. Tối nay muốn lên nhà lớn xem wolr cup, chắc phải đóng bộ complé, thắt cà vạt cho chững chạc. Chứ cứ lùi xùi như mình, đêm qua con vện không táp cho một miếng, cũng là phúc tổ ba đời, cho cái thằng đi dự Trại mà không chịu sửa sang râu tóc.
Ấy đấy. Tôi đã từng nuôi chó bao nhiêu lần, bao nhiêu lần. Chó Tây có, chó Ta có. Fox nhỏ như cổ chân có, đốm lai Porte Ăng Lê có, lông xù bông Nhật Bản có, lông xù bông Bắc Kinh có… Mỗi con mỗi tính, con nào cũng khảnh như công chúa xứ Ba Tư. Nuôi thì nuôi, chứ tôi chẳng hiểu nuôi chúng để làm gì, ngoại trừ cứ phải suốt ngày lo cho chúng. Từ miếng ăn, giấc ngủ, đến tắm rửa và dẫn chúng đi ị vào mỗi sáng. Vợ tôi phán: “Cho biết nhé!”. Cũng phải thôi. Có với nhau hai mặt con, mà tất tật việc chăm nuôi săn sóc con cái, chỉ một tay vợ tôi quán xuyến. Với lũ chó thì đừng hòng. Vợ tôi ghét chó như ghét giặc. Nhất là cái tật lũ chó con hay tè trong nhà. “Khai quá đi thôi!”. Vợ tôi nhấm nhẳn. Tôi hiểu ngay ra phận sự của mình. Dầu gì tôi cũng đã tậu chúng về nhà với giá bạc triệu trở lên. Tôi không lo cho chúng thì còn ai vào đây. Ơn trời! Cuối cùng thì tất cả lũ chó ngoại tốn kém và khảnh tính ấy, đều bị lũ trộm chó cuỗm đi bằng trăm mưu ngàn kế. Xót ruột mà sướng.
Bây giờ ở nhà tôi chỉ còn mỗi con Mino đen tuyền, xin được từ anh chị Tư quán nhậu. Con này to lớn bề xề, lông dày, tai to và dài rũ xuống. Nó là con lai giữa giống mặt cọp Hoa Kỳ, với chó ta truyền đời của dân tộc. Lúc nó còn nhỏ, chuyện hốt phân, lau nước tiểu, tất nhiên là chuyện thường ngày ở huyện của tôi. Vợ tôi chừng nào mới chịu nhúng tay vào ba vụ đó. “Cho biết nhé!”. Điệp khúc ấy ngân lên mỗi ngày, tôi bấm bụng hứng chịu. Nhưng nào chỉ có thế. Giày dép trong nhà nó tha biến đi đằng nào. Còn giày dép thiên hạ thì nó ngoạm về nhà. Không ngày nào tôi không bị mắng vốn. Khổ nhất là hôm thủ trưởng hạ cố tới thăm, lúc ra về, ông tái xanh cả mặt, bởi đôi giày Italia giá bạc triệu, bị con Mino gặm nát gót một chiếc. Cơ sự này thì tôi còn đường binh nào nữa, để xin nghỉ dài ngày đi dự Trại sáng tác hàng năm.
Nhớ tới con Mino tai họa, sợ vợ bỏ bê nó tội nghiệp, tôi nhấn số samsung gọi về nhà. “Em hả? Nhớ cho cá ăn mỗi ngày ba lần. Ba ngày thay nước một lần”. Vợ tôi biết tỏng tâm địa của tôi là lo cho con chó, nhưng bả lại nhắc khéo: “Thay đồ nhớ kiểm tra túi áo, túi quần, đừng có mà ngâm nước cái bóp đấy nhé! Anh vắng nhà, con Mino bỏ đi rong theo đực mấy ngày nay. Xích cổ thì nó rên không ngủ được. Cái giống gì động đực mà ngu thế. Không khéo lại ăn bả chuột, ăn vòng dây thòng lọng”. Biết ngay là bả muốn cảnh tỉnh tôi chuyện bia bọt nhà hàng, chuyện bạn bè làm báo hú hí với nhau. Đã có lần bả vớ được cái nokia tôi bỏ quên ở nhà, phát hiện ra một loạt tin nhắn của cánh không mọc râu. Tôi tởn gần một tháng. Hễ cứ đọc xong tin nhắn là phải xóa cấp kỳ. Cũng như thư điện tử. Bả không rành vi tính, nhưng đứa con gái lớp năm của tôi, dẫu tôi có khóa máy cỡ nào, nó cũng mày mò giải mã ra tuốt tuột. Nó biết tôi xài ADSL thuê bao trọn gói, nên nó có sá gì chuyện ngồi trước máy cả ngày. Nó là con mắt, lỗ tai điện tử của mẹ nó. Nó vòi gì mẹ nó cũng chịu. Truyện của tôi nó chẳng thèm liếc đến, còn Hary Porte, nó đọc không sót cuốn nào. Thời điện tử, người lớn trẻ con gì, nhất nhất đều sống, lao động, học tập, suy nghĩ và tôn vinh mọi điều theo quảng cáo. Giá tôi có tiền quảng cáo… Khổ thế!
Yên trí bà vợ không bỏ bê con Mino, tôi ngồi xuống bàn viết. Nghĩ mãi không ra cái gì có thể viết, tôi cầm tờ báo, đọc lại “A và E” của Hoàng Thủy Hương. “A là âm của loài người, là âm bản năng ban đầu, là ngôn ngữ sinh học đặc chủng mang tính giống loài, khác hẳn con ngựa hý, con voi rống, con sư tử gầm”. Đúng quá đi chứ! Tại sao lại mở đầu đầu cách dạy chữ cho trẻ con bằng E, BE. Chẳng những trẻ đánh vần nghe như dê kêu, mà bà con Tày, Nùng còn xấu hỗ bịt lỗ tai, khi thấy cái “chuyện ấy” của giống người cứ bị phơi lên trên bảng, rồi thi nhau đọc gào lên.
Bí tới tận cùng bấn bí, tôi móc con di động đời thứ năm của mình khỏi túi, gọi ngay cho gả si tình triết học Nigch.
- Mày hả? Mai tao xuống. Sáng cắt cổ ngan là vừa. Kỳ này tao không viết suối Giàng đâu, tao viết về sự biến mất của sông Hát Môn trong lòng Hà Nội.
Đại Lải, ngày 2 tháng 7 năm 06
HT.T.
Tạp văn của Hồ Tĩnh Tâm
5g00 sáng.
Tôi đang ngồi viết say sưa trong phòng D4 thì điện đèn tắt phụt. Người đàn bà mà tôi bịa ra là người tình, vậy là đứt hứng. Buồn tình, tôi thả bộ tà tà xuống hồ Đại Lải. Có tiếng sủa ông ổng. Rồi con Vàng ở đâu hiện ra. Nó là con chó tôi đã kịp quen vào chiều 30 tháng 6, khi tôi ném cho nó mẫu bánh mì kẹp thịt. Vậy đấy, chỉ tốn không đầy nghìn bạc, mà chó với người thân nhau.
Vàng rối rít vẫy đuôi, chạy đến hít hít hạ bộ của tôi, rồi ngoạm lấy ống quần tôi, kéo về hướng dãy nhà lá của khu du lịch, nơi neo đậu hai cái du thuyền, mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy trên ti vi. Lạ thật! Trên màn hình nó đẹp là thế, còn bây giờ đứng buồn thiu đón khách… thấy thảm. Nhưng thôi, cứ theo con vàng cái đã. Chả gì tôi với nó cũng là chỗ thân tình. Xa nhà, có người quen là mừng, đằng này lại quen được với con vàng, giống chó nòi Vĩnh Phúc thứ thiệt.
Trời ạ! Vàng khoe với tôi một ổ chó con, nằm trong góc khuất cái nhà lá bỏ không. Sáu con cả thảy. Con nào cũng màu vàng, cũng còn nhắm tít hai con mắt. Tất cả đều đang rúc đầu vào vú mẹ. Mẹ chúng lông đen, tai dựng, chỉ nhìn tôi một cái, rồi đập đập chùm lông đuôi xuống đất, áng chừng như muốn nói: Khách của Vàng hả? Cứ tự nhiên! Đằng này đang cho con bú.
Vàng ngẩng đầu nhìn tôi, hai chân trước cào cào xuống nền gạch. Tuồng như gả tự hào lắm. Tôi mất mười lăm năm mới được hai vịt giời. Còn Vàng, chỉ một lần đã lủ khủ sáu đứa con xinh đẹp. Tính theo giá cho con nòi Phú Quốc, mỗi con năm trăm ngàn, nếu nòi Vĩnh Phúc bớt đi còn ba trăm, vị chi vợ chồng Vàng đã có trong tay triệu tám. Nó khoe cũng phải. Mà nói thật, cũng chẳng biết Vàng khoe, hay Vàng mách tôi: xứ của Vàng, người ta chuộng món “hạ cờ Tây”, tới mức, giống nòi Vĩnh Phúc khôn là thế, trung thành là thế, mà hở anh chị khuyển nào lớn lên, cũng đem bán tất tật cho cánh… Thôi, vô duyên! Nghĩ bậy Vàng cười cho.
Đang ngắm nghía bầy kim khuyển thì cái samsung trong túi rung lên giần giật. Người “tình” thật sự của tôi gọi tới từ Hà Nội. “Ông tiến sĩ của anh đã về Thăng Long, làm quái gì đấy, ở tờ báo quái gì đấy. Số di động là 017.506102. Lão đang tá túc nhà em gái”.
À, cái gả Thiên Lôi đánh không chết. “người về cỏ mọc lối cà sa, nắng vẫn gầy khô dưới bí bầu”. Hắn viết câu thơ ấy trong bài thơ nào tôi không nhớ, chỉ nhớ hắn thích ăn cá rô ron, ăn cà bát chấm mắm tôm, ăn bầu dục chần nước sôi; rượu nốc như hủ chìm.
Có ai như hắn.
Hừng đông đi ăn phở, gọi cốc rượu đổ ngay vào tô phở. Gọi cốc nữa, ực một phát, rồi gọi thêm cho tôi và hắn mỗi người một cốc. Hắn nói là nạp điện. Hắn nạp điện buổi sáng năm cốc mới đủ khí. Bắn thêm điếu thuốc lào. Nuốt khói vào bụng. Ngửa mặt, dim mắt chừng nửa phút, mới thở hắt khói ra, nói: “Hôm nay đếch viết. Toàn chuyện nhạt phèo, phí chữ làm quái gì!”.
Tôi nghiệm ra rằng, mỗi khi hắn đã nói thế, thì ngày hôm đó không rượu cũng bia, dứt khoát không phải ngày chữ nghĩa. Như cái hôm nạp điện ấy, hắn kéo tôi ra chợ Láng Trung, mua một lúc hai cân ốc nhồi, một con cá chép hơn cân. Tất cả đều rinh về phòng Như Bình, hành người đẹp dùng nồi cơm điện luộc ốc, nấu lẩu cá cà chua. Chưa xong. Hắn còn rinh về dĩa chó luộc. Ngồi xệp xuống nền gạch, bắt đầu nốc tì tì từ trưa tới tối. Chữ nghĩa tất nhiên là không thể thòi ra được, chỉ thòi ra toàn chuyện tào lao.
Đầu tiên là chuyện bạn hắn vừa xong cái kịch bản phim truyện. “Mẹ nó! Thế mà cũng kịch bản. Mua gian bán lận. Tham ô tham nhũng. Tình địch tay ba tay tư. Giỏi sao không viết về cơ chế rậm rịt những khúc mắc, nhũng nhiễu. Tớ thì sổ toẹt vào thứ kịch bản vô hồn. Chữ nghĩa thánh hiền, không phải bạ đâu cũng phung phí bừa bãi. Mà sao thiên hạ ngày nay, ở đâu người ta cũng khoái khoe sang khoe giàu. Phim ảnh bởi vậy, rặt tương ra xe hơi, nhà lâu, chân dài, váy ngắn. Người mẫu thì đóng phim cái gì! Đi đứng, ăn nói còn không xong. Cứ vận bikini vào cho người ta chụp hình mà sống!”.
Hắn bắt đầu hằn học.
“Ly rượu ngày xưa rượu tình rượu nghĩa, ly rượu ngày nay đù má nó pha cồn”. Chẳng biết hắn học được cổ nhạc từ đâu, chỉ biết giọng ca nhừa nhựa của hắn, giả giọng Nam Bộ mắc cười. Vậy là đêm nay, hai giờ sáng, thế nào hắn cũng thức. Hắn thức với cuốn triết học cổ của Nigch, mà hắn vớ được ở chợ sách vỉa hè, trên bờ sông Tô Lịch. Sách chợ trời nhưng không hề rẻ chút nào. Gả trung niên để ria mép khôn thành thần. Cuốn sách cũ sì cũ sịch, gả hét tám mươi nghìn, tán tỉnh gãy lưỡi mới bợ được với giá năm chục. Hà Nội thiếu gì trường đại học, thiếu gì người đọc sách, nghiện sách. Hắn không mua thì cũng sẽ có người đến ẵm đi ngay. Nigch cơ mà! “Đến với đàn bà phải cầm ngọn roi”. Phần bàn về thơ, Nigch đã nói như thế. Có gì đâu mà hắn khen nức nở. Ca dao ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Dạy con dạy vợ đây là dạy bằng roi chứ còn gì. Nigch hơn thế nào được ông bà ta từ đời tằng tổ. Nhưng Nigch là người Đức, còn ông bà ta là người Việt. Hắn gân cổ cho rằng, triết lý phương Tây mà gần với phương Đông, thế mới tài. “Tài! Tài thật! Tiên sư ông Nigch!”.
Con bé hơn tuổi đang ngồi chơi con búp bê biết khóc, nghe hắn hét váng lên, “Tài! Tài thật!”, liền bò đến, cầm con búp bê nện lên đầu hắn nghe cái cốp. Hắn đưa tay xoa đầu, nơi nổi cục u to như hột mít, cười sằng sặc. “Nhím con xù lông, mày giống mẹ mày như đúc”. Như Bình đang ngồi viết trên giường, cúi xuống, nạt: “Nhím, hư nào!”. Liền đó lại cốp một tiếng. Anh bạn ngưỡng mộ Nigch của tôi lĩnh thêm một cú nện ra trò. “Ái chà! Cái con Nhím đáo để này, mày ghét tao hay ghét Nigch, hả?”. Con bé phá ra cười khoái chí. Chả gì nó cũng đã tương được lên đầu ông nhà thơ “cỏ mọc lối cà sa” hai đòn chí mạng.
Nhét cái samsung vào túi, vừa lên tới lưng chừng dốc, lại thấy nó rung lên giần giật. “Ông ra hồi nào? Sao không gọi? Xuống Hà Nội đi! Vừa kiếm được mấy con cà cuống. Ông xuống, tôi bảo con Bích mua bánh cuốn Thanh Trì, làm tiết canh ngan. Đừng có mà lười! Xuống ngay đi!”. Chưa kịp trả lời, gả si tình triết học Nigch, đã cúp máy cái cụp. “Tài! Tài thật! Tiên sư ông!”.
Tôi tìm lên phòng số 10 nhà lớn, hỏi xin anh Bắc Sơn ít giấy với hai cây bút bi, anh đang ngồi viết tiếp cuốn hai, tiểu thuyết “Cha con và luật đời”. Chỉ đống giấy và đống bút trên bàn, anh nói: “Lấy bao nhiêu thì lấy. Tha hồ cho ông viết cả mười lăm ngày thỏa sức”. Làm sao tôi có thể viết hết chừng ấy ngày. Tôi không xuống Hà Nội, gả si tình triết học, lại chẳng nện cho tôi một trận, theo kiểu con Nhím đã nện gả hay sao. Thơ của một ông thuộc bậc thầy về thơ, mà hắn còn dám chê là vè. Hắn nện thẳng một bài trên báo đàng hoàng. Hắn cũng đã nện tôi một đòn về truyện “Hun hút suối Giàng””, mà tôi viết cả tháng mới xong. “Ông đếch hiểu gì về Tây Bắc! Bỏ mười ngày theo tớ lên Hà Giang, tớ cho ông biết thế nào là suối Giàng. Không biết thì đừng có mà bịa. Bút sa gà chết. Tớ đã can mà ông còn liều mạng đăng càn trên báo!”. Thế. Thế làm sao tôi viết hết mười lăm ngày.
Ngẫm sự éo le sụp bẫy của mình, tôi phàn nàn với Bắc Sơn: “Nhà sáng tác Đại Lải ngon thiệt! Nhưng mà nản quá! Chẳng vi tính, chẳng dịch vụ. Muốn mua thứ gì cũng mười nghìn xe ôm đi, mười nghìn xe ôm về, cách năm cây số, tận dưới Xuân Hòa”. Bắc Sơn cười. “Thì ra sân tenif tám trăm triệu mà thư giãn, có điều phải mua cây vợt, mua banh lông, chứ ở đây họ chỉ có độc một cây vợt của tư. Còn cần gì cứ nhờ nhà bếp. Sáng nào chả có người đi chợ”. Lại nữa. Cái ông tối ngày chúi mũi viết văn này, ông có biết gì ngoài chữ nghĩa. Cái thú đi mua đồ là cái thú được đi chợ. Được ghé chỗ này chỗ nọ, được nghía qua nghía lại rửa con mắt. Gởi người ta thì còn nói làm gì. May mà ông tóc bạc vỗ vai tôi: “Xe anh đấy. Lấy mà đi. Lấy lúc nào cũng được”.
Tôi điện cho thằng bạn ở Vĩnh Phúc, rũ nó xuống Hà Nội. Anh ta từ chối thẳng thừng. “Chiều tôi đem rượu lên ông. Hà Nội thì hơn gì Đại Lải. Ở đây có núi này, có rừng này, có cả sự yên tĩnh này. Về Hà Nội hít khói xe à? Quên đi!”. Lại thế nữa. Anh bạn Việt Hùng của tôi cũng là chàng lãng tử, từng một người một “ngựa”, chu du một vòng Tây Bắc hơn hai nghìn cây số. Tôi quen anh ở Trại sáng tác Kiên Lương. Bấy giờ anh ta cũng phóng xe săn ảnh ào ào cả ngày. Đêm nào cũng về Trại lúc tám, chín giờ tối. Chẳng cần cơm nước gì, chỉ cần có chai rượu và dĩa mồi. Tất nhiên anh ta phải đập cửa phòng tôi, lôi tôi ra khỏi bàn viết. “Uống đi, tôi kể chuyện hôm nay cho mà nghe. Đáng lý ra ông phải mua bản quyền của tôi, đằng này tôi đãi ông, ông lãi quá còn gì”. Anh ta kéo tôi ngồi xuống bàn. “Chó Kiên Lương hiền bỏ mẹ! Hiền hơn cả bà Tiên, ông Bụt. Thấy người không thèm sủa, chỉ hí mắt nhìn một cái, rồi nằm im như phỗng. Phải chó quê tôi, lớ ngớ nó táp cho một miếng, coi chừng mất cả tháng trật mông để người ta tiêm thuốc”. Có lẽ anh ta nói phải. Nhớ năm nào cùng Pờ Sảo Mìn đi Phú Thọ, thăm nhà thơ Ngô Kim Đỉnh. Dưới chân cầu thang lên lầu kiểu tấm xếp, có xích con chó đen thùi lùi, to như con bê. Thấy người, dù chủ nhà đã nạt nằm im, nó vẫn chồm tới, sủa ầm ầm như sủa trộm. Nhà thơ Song Hảo đi giày da mõm dài, vậy mà qua lỗ hở tấm xếp, con chó vẫn táp lủng mũi giày. Thì ra chó cũng như người, cũng có hiền có dữ. Như con Vàng bên hồ Đại Lải. Chắc chiều phải xuống thăm bầy con của nó. Biết đâu đợt này mình lại thành công nhờ chó.
Nhớ chiều qua, sau bữa cơm, tôi với anh Hoàng Dân ngồi nán lại xem ti vi, lúc ra về, gặp con vện bô nằm nơi bậc thềm lên xuống. Thoắt một cái, nó vùng ngay dậy, nhe nanh gầm gừ. Chị bếp trưởng phải nạt, nó mới nhường lối cho mà đi. “Chó Nhà sáng tác chúng em ranh lắm. Ban đêm, ai ăn mặc đàng hoàng tươm tất thì không sao; ai ăn mặc lùi xùi, nhớn nha nhớn nhác thì coi chừng”. A, lại còn thế nữa. Chó cũng biết phân chia giai cấp, phân biệt hạng người. Nhưng… chẳng lẽ cứ ăn mặc tươm tất thì đàng hoàng, còn ăn mặc lùi xùi thì đầu trộm đuôi cướp. Tối nay muốn lên nhà lớn xem wolr cup, chắc phải đóng bộ complé, thắt cà vạt cho chững chạc. Chứ cứ lùi xùi như mình, đêm qua con vện không táp cho một miếng, cũng là phúc tổ ba đời, cho cái thằng đi dự Trại mà không chịu sửa sang râu tóc.
Ấy đấy. Tôi đã từng nuôi chó bao nhiêu lần, bao nhiêu lần. Chó Tây có, chó Ta có. Fox nhỏ như cổ chân có, đốm lai Porte Ăng Lê có, lông xù bông Nhật Bản có, lông xù bông Bắc Kinh có… Mỗi con mỗi tính, con nào cũng khảnh như công chúa xứ Ba Tư. Nuôi thì nuôi, chứ tôi chẳng hiểu nuôi chúng để làm gì, ngoại trừ cứ phải suốt ngày lo cho chúng. Từ miếng ăn, giấc ngủ, đến tắm rửa và dẫn chúng đi ị vào mỗi sáng. Vợ tôi phán: “Cho biết nhé!”. Cũng phải thôi. Có với nhau hai mặt con, mà tất tật việc chăm nuôi săn sóc con cái, chỉ một tay vợ tôi quán xuyến. Với lũ chó thì đừng hòng. Vợ tôi ghét chó như ghét giặc. Nhất là cái tật lũ chó con hay tè trong nhà. “Khai quá đi thôi!”. Vợ tôi nhấm nhẳn. Tôi hiểu ngay ra phận sự của mình. Dầu gì tôi cũng đã tậu chúng về nhà với giá bạc triệu trở lên. Tôi không lo cho chúng thì còn ai vào đây. Ơn trời! Cuối cùng thì tất cả lũ chó ngoại tốn kém và khảnh tính ấy, đều bị lũ trộm chó cuỗm đi bằng trăm mưu ngàn kế. Xót ruột mà sướng.
Bây giờ ở nhà tôi chỉ còn mỗi con Mino đen tuyền, xin được từ anh chị Tư quán nhậu. Con này to lớn bề xề, lông dày, tai to và dài rũ xuống. Nó là con lai giữa giống mặt cọp Hoa Kỳ, với chó ta truyền đời của dân tộc. Lúc nó còn nhỏ, chuyện hốt phân, lau nước tiểu, tất nhiên là chuyện thường ngày ở huyện của tôi. Vợ tôi chừng nào mới chịu nhúng tay vào ba vụ đó. “Cho biết nhé!”. Điệp khúc ấy ngân lên mỗi ngày, tôi bấm bụng hứng chịu. Nhưng nào chỉ có thế. Giày dép trong nhà nó tha biến đi đằng nào. Còn giày dép thiên hạ thì nó ngoạm về nhà. Không ngày nào tôi không bị mắng vốn. Khổ nhất là hôm thủ trưởng hạ cố tới thăm, lúc ra về, ông tái xanh cả mặt, bởi đôi giày Italia giá bạc triệu, bị con Mino gặm nát gót một chiếc. Cơ sự này thì tôi còn đường binh nào nữa, để xin nghỉ dài ngày đi dự Trại sáng tác hàng năm.
Nhớ tới con Mino tai họa, sợ vợ bỏ bê nó tội nghiệp, tôi nhấn số samsung gọi về nhà. “Em hả? Nhớ cho cá ăn mỗi ngày ba lần. Ba ngày thay nước một lần”. Vợ tôi biết tỏng tâm địa của tôi là lo cho con chó, nhưng bả lại nhắc khéo: “Thay đồ nhớ kiểm tra túi áo, túi quần, đừng có mà ngâm nước cái bóp đấy nhé! Anh vắng nhà, con Mino bỏ đi rong theo đực mấy ngày nay. Xích cổ thì nó rên không ngủ được. Cái giống gì động đực mà ngu thế. Không khéo lại ăn bả chuột, ăn vòng dây thòng lọng”. Biết ngay là bả muốn cảnh tỉnh tôi chuyện bia bọt nhà hàng, chuyện bạn bè làm báo hú hí với nhau. Đã có lần bả vớ được cái nokia tôi bỏ quên ở nhà, phát hiện ra một loạt tin nhắn của cánh không mọc râu. Tôi tởn gần một tháng. Hễ cứ đọc xong tin nhắn là phải xóa cấp kỳ. Cũng như thư điện tử. Bả không rành vi tính, nhưng đứa con gái lớp năm của tôi, dẫu tôi có khóa máy cỡ nào, nó cũng mày mò giải mã ra tuốt tuột. Nó biết tôi xài ADSL thuê bao trọn gói, nên nó có sá gì chuyện ngồi trước máy cả ngày. Nó là con mắt, lỗ tai điện tử của mẹ nó. Nó vòi gì mẹ nó cũng chịu. Truyện của tôi nó chẳng thèm liếc đến, còn Hary Porte, nó đọc không sót cuốn nào. Thời điện tử, người lớn trẻ con gì, nhất nhất đều sống, lao động, học tập, suy nghĩ và tôn vinh mọi điều theo quảng cáo. Giá tôi có tiền quảng cáo… Khổ thế!
Yên trí bà vợ không bỏ bê con Mino, tôi ngồi xuống bàn viết. Nghĩ mãi không ra cái gì có thể viết, tôi cầm tờ báo, đọc lại “A và E” của Hoàng Thủy Hương. “A là âm của loài người, là âm bản năng ban đầu, là ngôn ngữ sinh học đặc chủng mang tính giống loài, khác hẳn con ngựa hý, con voi rống, con sư tử gầm”. Đúng quá đi chứ! Tại sao lại mở đầu đầu cách dạy chữ cho trẻ con bằng E, BE. Chẳng những trẻ đánh vần nghe như dê kêu, mà bà con Tày, Nùng còn xấu hỗ bịt lỗ tai, khi thấy cái “chuyện ấy” của giống người cứ bị phơi lên trên bảng, rồi thi nhau đọc gào lên.
Bí tới tận cùng bấn bí, tôi móc con di động đời thứ năm của mình khỏi túi, gọi ngay cho gả si tình triết học Nigch.
- Mày hả? Mai tao xuống. Sáng cắt cổ ngan là vừa. Kỳ này tao không viết suối Giàng đâu, tao viết về sự biến mất của sông Hát Môn trong lòng Hà Nội.
Đại Lải, ngày 2 tháng 7 năm 06
HT.T.
2 nhận xét:
Tôi từ Hà Nội lên Đại Lải vào trưa thứ bảy. Mờ sáng chủ nhật ngày hôm sau, tôi một mình thả bộ xuống lòng hồ, cầm theo ổ bánh mì mua chiều hôm qua, có phết bơ, kẹp dăm bông và xúc xích. Đang đi bỗng thấy ở đâu xồ ra con chó vàng to như con bê. Nó trụ bốn chân, cụp đuôi nhìn tôi, sủa ông ổng. Tôi bẻ đôi ổ bánh mì cho nó. Sau một lúc lưỡng lự, nó ngoạm lấy và ngồi xuống ăn. Tôi bẻ dần nửa ổ bánh còn lại nèm cho nó. Nó nhìn tôi ve vẩy đuôi.
Từ đó, hễ thấy tôi xuống hồ là nó lỏng nhỏng chạy theo. Đến cả cô chủ quán người Hải Dương lên buôn bán, cũng phải ngạc nhiên, không hiểu vì sao tôi với nó lại thân nhau vậy.
Tối chủ nhật hôm ấy, tôi gọi điện cho nhà văn Trương Vĩnh Tuấn, mời anh lên chơi. Trưa thứ hai anh có mặt lối gần 14g00, gọi điện cho tôi mấy lần mà tôi say không biết gì. Lúc tỉnh dậy lên nhà ăn, tôi với Vĩnh Tuấn nhậu tới khuya. Tôi nói Vĩnh Tuấn ứng cho ít tiền nhuận bút. Anh nói: Cả năm ông có gởi bài đâu mà ứng. Tôi nói: Ứng trước mới viết được. Vĩnh Tuấn móc đưa tôi hai trăm ngàn. Vậy là tôi vin vào chuyện con phèn mà viết cái tạp văn tầm phào này, gởi đăng Văn nghệ trẻ
HTT
VIẾT Ở HẠ LONG
Hồ Tĩnh Tâm
Tặng Mai Sơn và Nguyễn An Cư
Mười bảy cây số trong chớp mắt
Nhưng mình cắm chặt ở Hạ Long
Ngồi uống sao trời trong văn vắt
Mưa vào ly rượu gọi Ka Long.
Mai Sơn xui nhớ mùa nếp mới
Biển sóng cá song dẫn thơ về
Mới chợp hoàng hôn trăng đã đợi
Bài Thơ núi vút thắp cơn mê.
Chẳng phải người dưng tầng số bốn
Mở toang cửa sổ đón “gió tươi”
Chưa hết bầu ngon đà chộn rộn
Mông Dương, Đèo Nai gọi than rồi.
An Cư đâu cũng trời đất cả
Đến động Thiên Cung gặp được người
Tĩnh Tâm thiền tọa cùng cỏ lá
Lòng nơi phố biển hồn trùng khơi.
Cầu thả dây văng vun ngồn ngộn
Vú biển hồng tươi lửa mặt trời
Hàng Nồi tình chín làm sao trốn
Chạnh phải lòng nhau Vân Đồn ơi.
Hừng đông đập mắt bài thơ núi
Vút vút non xanh chạm tận trời
Cửa mở tiếng chim ùa ngập túi
Chân thèm dậm tiếp dặm trùng khơi.
Đã nghe Trà Cổ lên tiếng gọi
Ngày còn kẹt lại dốc Tân Yên
Suối chảy ầm ầm không biết mỏi
Hạ Long Hạ Long hạ xuống liền.
TP Hạ Long, 15.7.06 - TX MóngCái, 16.7.06
Đêm cùng Mai Sơn, Nguyễn An Cư
ngủ tại Hội VHNT Quảng Ninh, đêm ngủ tại nhà Thúy ở Móng Cái
H.T.T.
Đăng nhận xét